Cơm cháy chà bông
Câu chuyện sản phẩm
Gái Phú Phong ngồi trong dệt lụa
Gái Cây Dừa cấy lúa quanh năm
Cây lúa là một trong những cây nông nghiệp của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Tổng diện tích trồng lúa trong toàn huyện khoảng hơn 10.000 ha. Cho dù bản thân bà Nguyễn Thị Sảnh và bà con nơi đây chăm chỉ, cần mẫn với cây lúa quanh năm nhưng cuộc sống vẫn không mấy cải thiện. Thương mình một nắng hai sương gắn bó với ruộng vườn mấy chục năm liền nhưng vẫn đau đáu trong lòng khi nghĩ đến tuổi già vẫn bươn trải một nắng hai sương,…
Thạnh Phú cũng như nhiều làng quê Việt Nam ở các tỉnh khác, trù phú ruộng vườn và phổ biến với mô hình V-A-C.
Những việc cần làm giống như mọi người dân nơi đây bà Nguyễn Thị Sảnh cũng đã làm, những cố gắng nỗ lực cũng không phải không có nhưng cuộc sống mấy chục năm qua không mấy cải thiện. Vậy làm sao để vừa đồng hành cùng bà con quê mình, vừa giúp bà con tiêu thụ sản phẩm lại có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống và tích lũy cho tuổi già trong những năm tới…
Từ những trăn trở này cùng sự tìm hiểu thông tin từ những người đi trước, bà Sảnh bắt tay vào “cuộc chiến” với những nguyên liệu được tạo ra từ chính quê hương Bến Tre, thậm chí là ngay trong xã, trong huyện nơi bà ở như: Gạo, nếp, thịt, dầu ăn và các gia vị khác cho ra đời sản phẩm hoàn hảo với tên gọi “Cơm cháy chà bông” từ tháng 9 năm 2021. Bà đã cẩn thận chọn từng hạt gạo, từng miếng thịt thơm ngon đến chai nước mắm truyền thống thơm phức, rồi qua đôi bàn tay mềm mại với những khuôn bánh đẹp xinh được chuyển từ lò sấy sang chảo dầu chiên cho phồng và giòn rụm, những “cây chổi” liên tục “quét” từng lớp gia vị lên khuôn bánh, rải những sợi chà bông lên trên là công đoạn cuối cùng tạo ra món Cơm cháy chà bông.
Quá trình sản xuất được bà Nguyễn Thị Sảnh – Chủ hộ kinh doanh Trúc Vy trực tiếp giám sát từng công đoạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, sự an toàn đối với người tiêu dùng mà còn chứa đựng cả tình yêu thương của tập thể cán bộ nhân viên Hộ kinh doanh Trúc Vy.